Thế giới

Châu Âu tiếp giáp với các đại dương nào?

Châu Âu là cái nôi của nền văn minh phương Tây và là châu lục có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới hiện nay. Vậy châu Âu tiếp giáp với các đại dương nào? Mời bạn đọc cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Châu Âu tiếp giáp với các đại dương nào?

Châu Âu nằm ở lục địa Á – Âu, khoảng cách giữa các vĩ tuyến là 36 độ Bắc và 71 độ Bắc, với diện tích khoảng 10,355,000km2. Là một châu lục nằm ở Bắc bán cầu với 3 mặt giáp biển và các đại dương, trong đó phía bắc châu Âu giáp với Bắc Băng Dương, phía nam giáp biển Địa Trung Hải, phía đông giáp với Châu Á và phía tây giáp với Đại Tây Dương. Ở phía Đông có dãy núi Ural là ranh giới tự nhiên ngăn cách châu Âu với Châu Á.

Châu Âu có đường bở biển dài 43,000km, bị cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh và bám sâu vào trong đất liền. Các biển nhỏ của chấu Âu trải dài từ ngoài đại dương vào bên trong lục địa như Bắc Hải, Biển Đen, Biển Trắng, biển Baltic. Trong đó có nhiều đường nổi nổi tiếng là eo biển Anh nối Đại Tây Dương và Bắc Hải, Eo Gibraltar nối Đại Tây Dương và Địa Trung Hải.

Chau-Au-tiep-giap-voi-cac-dai-duong-nao
Châu Âu tiếp giáp với các đại dương nào?

Xem thêm: Châu Âu có bao nhiêu nước? Đó là những nước nào?

Khí hậu châu Âu

Châu Âu có khí hậu được chia làm 3 miền rõ rệt:

– Miền khí hậu cực và cận cực: Miền khí hậu này có ở bờ biển Bắc Băng Dương và các đảo phía Bắc. Mùa đông ở đây rất lạnh lẽo, kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10. Mùa hạ ở đây khá ngắn, trời luôn có mây và mưa nhỏ nên nhiệt độ quanh năm khá mát, nước bốc hơi chậm nên đất đai ở đây phần lớn là đầm lầy.

– Miền khí hậu ôn đới:

+ Miền khí hậu ôn đới hải dương: Miền khí hậu này có ở các nước vùng ven biển Tây Âu, tuy nhiên tùy theo vị trí từng miền tính chất khí hậu cũng có sự khác nhau: Quần đảo Anh, bán đảo Jutland, Pháp, phía tây bán đảo Scandinavia, v.v… có khí hậu ôn đới hải dương điển hình. Mùa đông ở đây ấm áp, mùa hạ mát mẻ. Nhiệt độ trung bình tháng giêng thường trên 0oC. Miền khí hậu này quanh năm có mưa, với lượng mưa trên 2,000mm/năm, mưa tập trung nhiều vào mùa thu và đông.

Còn vào sâu bên trong nội địa như miền Đông Pháp, Czech, Slovakia, Đức, Áo, Ba Lan v.v… và một phần phía nam Thụy Điển, khí hậu ôn đới hải dương giảm dần mà tính chất khí hậu ôn đới lục địa bắt đầu tăng lên. Đây là miền khí hậu trung gian, mùa hạ tuy không mát mẻ như bờ biển Tây Âu nhưng có mùa đông không quá lạnh.

+ Miền khí hậu ôn đới lục địa: Khu vực Đông Âu phần lớn có khí hậu ôn đới lục địa với đặc điểm là mùa hạ nóng, mùa đông lạnh. Càng sang phía đông thì tính chất khí hậu càng khắc nghiệt. Mùa đông ở đây kéo dài và rất lạnh, ban đêm nhiệt độ xuống chỉ còn -20, -30oC, có khi còn thấp hơn nữa. Mùa hạ khô và nóng, nhất là ở miền Đông Nam đồng bằng Nga.

– Miền khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải: Phía Nam Âu nằm ven bờ Địa Trung Hải chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu cận nhiệt đới khô, với đặc điểm là mùa đông mát dịu, mưa nhiều, còn mùa hạ nóng gay gắt, khô khan. Vào mùa đông, các khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống sẽ bị hệ thống núi Carpathians và Alps ngăn lại nên thời tiết ở Nam Âu không lạnh bằng các miền khác ở châu Âu. Vào tháng giêng nhiệt độ trung bình từ 5 đến 10oC. Còn vào mùa hạ các đợt gió nóng từ phương nam tràn lên, nên thời tiết luôn khô ráo, trong xanh. Nhiệt độ trung bình ở tháng bảy khoảng 25oC. Tuy nhiên miền này có lương mưa khá nhiều, khoảng 1,000mm/năm, mưa hầu hết rơi vào mùa thu-đông nên mùa hạ thường hay có hạn hán.

Văn hóa các nước châu Âu

Chau-Au-nen-van-minh-bac-nhat-the-gioi
Châu Âu – nền văn minh bậc nhất thế giới

Xem thêm: Tháp Eiffel ở đâu?

Châu Âu có nền văn hóa nổi tiếng và đa dạng. Các nước châu Âu hiện tại đang sử dụng ba nhanh ngôn ngữ là: nhóm ngôn ngữ Rôman (bắt nguồn từ tiếng Latin), nhóm ngôn ngữ tộc Slav và nhóm ngôn ngữ German. Ngoài ba nhóm ngôn ngữ chính này, châu Âu còn sử dụng rất nhiều ngôn ngữ khác gồm Hy Lạp, Celtic, Basques, Albania, và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều người châu Âu đã sử dụng tiếng Anh và tiếng Pháp làm ngôn ngữ thứ hai của mình.

Kitô Giáo là tôn giáo chính ở các nước châu Âu với ba nhánh tiêu biểu là Công giáo, Tin lành và Chính thống giáo Đông phương. Ở một số nước châu Âu còn có các tôn giáo khác như: Hồi giáo, Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, Do Thái Giáo. Tuy nhiên, hiện nay tại châu Âu đang nổi lên xu hướng về những người phi tôn giáo, theo thuyết bất khả thi và theo chủ nghĩa vô thần.

Mỗi quốc gia ở châu Âu đều có những đặc sản ẩm thực riêng biệt và chúng có thể được chia ra theo các khu vực như Bắc Âu, Nam Âu, Đông Âu, Tây Âu. Sự khác biệt này đã được thể hiện rõ trên mặt địa lý.

Như vậy qua bài viết trên chúng ta đã có thể biết được châu Âu tiếp giáp với các đại dương nào. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc khám phá thêm được nhiều điều thú vị về châu Âu. 

Rate this post