Theo công bố của Bộ giáo dục và đào tạo về phương án tuyển sinh THPT quốc gia 2018 thì có sự giữ nguyên trong 3 năm tiếp theo và sẽ thực hiện thi trên máy tính bắt đầu từ năm 2021.
Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng trong giáo dục và giảm tải gánh nặng thi cử cho thí sinh thì Bộ giáo dục đã công bố về phương thức tuyển sinh cho thời gian tới để thí sinh có kế hoạch ôn thi hợp lý. Việc giữ nguyên hình thức thi gộp của kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi Đại học cao đẳng thành kỳ thi THPT quốc gia được giữ vững cho 3 năm tới. Tuy nhiên từ năm 2021 sẽ thực hiện đổi mới bằng việc thi trên máy tính để giảm tải gánh nặng trong công tác chấm thi và đảm bảo công bằng cho thí sinh. Tuy nhiên việc thi trên máy tính gặp nhiều ý kiến trái chiều về tính hiệu quả của hình thức thi này.
Khó áp dụng
Vẫn giữ hình thức thi với bộ môn Ngữ văn thi tự luận và các bộ môn khác thi trắc nghiệm thì việc tổ chức thi trên máy tính khó áp dụng. Với lộ trình thực hiện bắt đầu từ năm 2021 mà Bộ giáo dục đưa ra thì chỉ áp dụng cho những kỳ thi có bộ phận nhỏ thí sinh tham dự, còn việc tổ chức cho kỳ thi THPT quốc gia với số lượng thí sinh quá lớn thì sẽ gây ra nhiều bất cập.Với một quy mô rộng thì việc thi trên máy tính khó kiểm soát, chất lượng có thể không được đảm bảo. Đối với nhiều quốc gia trong khu vực có nền kinh tế tốt hơn ở Việt Nam mà nền giáo dục cũng phát triển ngang tầm với Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng chưa phát triển được hình thức thi trên máy tính cho kỳ thi Đại học cao đẳng.
Chi phí đầu tư
Để đáp ứng được nhu cầu về việc sử dụng máy tính trong kỳ thi THPT thì Nhà nước cần đầu tư ngân sách rất lớn để tổ chức kỳ thi. Bộ giáo dục và đào tạo luôn nhấn mạnh đến việc giảm chi phí nhưng nâng cao được chất lượng trong thi cử. Tuy nhiên việc đầu tư một số lượng quá lớn máy tính để thí sinh có thể làm được bài thi thì việc này tốn quá nhiều ngân sách của nhà nước và gây lãng phí.
Gây khó khăn cho thí sinh
Việc giảm gánh nặng thi cử luôn được đặt ra hàng năm để thí sinh có tâm thế thoải mái nhất cho các kỳ thi nhất là kỳ thi THPT quốc gia. Tuy nhiên việc thi trên máy tính gây khó khăn cho nhiều thí sinh bởi ngoài những thí sinh thành thị được tiếp cận với nền giáo dục có ứng dụng công nghệ thông tin, với máy tính thì có thể sử dụng thành thạo. Nhưng đối với những thí sinh ở vùng núi, vùng nông thôn ít được tiếp xúc với máy tính và việc làm bài thi bằng máy tính là điều khó khăn cho các thí sinh này. Mặc dù công nghệ thông tin ngày càng phổ biến nhưng không phải thí sinh nào cũng có thể nắm được thành thạo.
Việc khó khăn trong khâu tổ chức cũng như khó khăn trong việc thực hiện cả ở phía Nhà nước và thí sinh thì hiện nay giải pháp thi trên máy tính đang mang lại nhiều bất cập. Tuy nhiên theo lộ trình đến năm 2021 thực hiện thì trong thời gian 3 năm tới Bộ giáo dục sẽ đưa ra những phương hướng, giải pháp để thực hiện hình thức thi này một cách cụ thể và thực tế hóa.
Cập nhật thông tin về Phương pháp ôn luyện Đại học hiệu quả giai đoạn nước rút vui lòng truy cập tại đây.